Hồ sơ xin cấp phép khai thác nước dưới đất

1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp hồ sơ và phí thẩm định hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường (62A Lê Duẩn, Phường 7, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) và nộp kèm theo bản sao hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện việc lập đề án, báo cáo đó.

– Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đúng, đủ, tính hợp lệ của hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đúng, đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và quyết định cấp phép: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ.

– Nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo.

– Nếu đủ điều kiện cấp phép thì trình lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh cấp giấy phép.

– Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì Sở ra văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện.

– Trường hợp không đủ điều kiện, thì Sở ra văn bản trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu.

Bước 4: Đến ngày hẹn trong giấy biên nhận, đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường để nhận kết quả theo các bước sau:

– Nộp giấy biên nhận;

– Nhận kết quả

Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 7h-11h30. Chiều từ 13h30-17h (trừ ngày thứ bảy, ngày chủ nhật và lễ, tết).

2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tuyến hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường (địa chỉ 62A Lê Duẩn, Phường 7, TP Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên).
3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép (theo mẫu);

– Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất;

– Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên (theo mẫu); hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác (theo mẫu); báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động (theo mẫu);

– Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Trường hợp chưa có công trình khai thác nước dưới đất, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

– Bản sao hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân lập Đề án, Thiết kế giếng thăm dò kèm theo (theo quy định tại Thông tư số 56/2014 ngày 24/9/2014 của Bộ TNMT).

Số lượng hồ sơ: 02 bộ

4. Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

(5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

(6) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường.

– Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố có liên quan.

(7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

(8) Phí, lệ phí:

– Phí thẩm định:

+ Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng nước dưới 200m3/ngày đêm, mức thu: 300.000 đồng/đề án, báo cáo;

+ Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 200m3/ngày đêm đến dưới 500m3/ngày đêm, mức thu: 800.000 đồng/đề án, báo cáo;

+ Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 500m3/ngày đêm đến dưới 1000m3/ngày đêm, mức thu: 1.800.000 đồng/đề án, báo cáo;

+ Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 1.000m3/ngày đêm đến dưới 3.000m3/ngày đêm, mức thu: 3.500.000 đồng /đề án, báo cáo;

– Lệ phí cấp giấy phép: 120.000 đồng /giấy phép.

(9) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (Mẫu số 03);

– Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên (Mẫu số 25); hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác (Mẫu số 26); báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động (Mẫu số 27);

Mẫu đơn, mẫu tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

(10) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.

– Phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.

– Đề án phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Thông tư số: 56/2014/TT-BTNMT ngày 24/9/2014 của Bộ TNMT.

5. Căn cứ pháp lý